1. Blog/
  2. Các hoạt động của Cybersoft

Tôi có nên Học Lập Trình ? 100% Đây chính xác là các bước để bắt đầu

4.261 Lượt xem

Thân gởi các bạn trái ngành/ mất gốc/ mất tự tin mới bắt đầu học lập trình: Mình ở đây như một người bạn của bạn để thách thức bạn mạo hiểm ra khỏi vùng an toàn của mình và thuyết phục bạn lý do tại sao bạn nên Học Lập Trình, bất kể background hoặc hoàn cảnh của bạn là gì. Cuối bài đăng tôi cũng có link giúp bạn thử thách với 14 câu hỏi để xem bạn có phù hợp với ngành Lập Trình này hay không.

Cho dù bạn đang là học sinh phổ thông, mới tốt nghiệp đại học hay một người trái ngành hoàn toàn như một tờ giấy trắng đang đi làm và đang tìm kiếm cơ hội để thay đổi nghề nghiệp nhờ học lập trình, thì bài này dành cho riêng bạn. 

Giả định của mình là bạn vẫn còn ở giai đoạn đầu trong hành trình viết code – học lập trình của mình hoặc thậm chí còn chưa bắt đầu nhưng bạn đã đọc hoặc nghe những câu nói như thế này hàng trăm lần:

” Với sự phát triển của nền kinh tế kỹ thuật số và nhu cầu ngày càng tăng đối với các nhà phát triển phần mềm, đây là thời điểm hoàn hảo để tham gia cộng đồng công nghệ, trở thành nhà phát triển, kiếm được mức lương khủng, làm việc từ mọi nơi và chứng tỏ bản thân trong tương lai.”

Bạn nghĩ rằng ý tưởng kiếm được nhiều tiền và làm việc tại nhà hoặc nơi mình thích trong bộ đồ ngủ nghe có vẻ bất khả thi nhưng đối với ngành này thì hoàn toàn có thể bạn nhé.

Sau khi nghe những câu chuyện như thế nhiều lần, sự tò mò cuối cùng đã đến với bạn và bây giờ bạn đang ở đây, đọc bài này và cố gắng tìm hiểu xem sự phát triển phần mềm, lập trình viên thậm chí là cái quái gì và liệu bạn có thực sự nên bận tâm đến nó hay không.

Có lẽ bạn cũng đang ở giai đoạn mà bạn có vô số câu hỏi như:

  • “Tại sao tôi nên học lập trình?”
  • “Nhà phát triển phần mềm, lập trình viên là gì?”
  • “Mất bao lâu để trở thành một nhà phát triển phần mềm, lập trình viên?”
  • “Có phải bất kì ai cũng có thể học lập trình?”
  • “Nghề lập trình có hợp với tôi hay không?”
  • “Lập trình có nhàm chán không?
  • “Bạn có thể trở thành một lập trình viên mà không cần bằng cấp?”
  • “Làm thế nào để trở thành một nhà phát triển phần mềm, lập trình viên?”
  • “Có nên tự học lập trình ở giai đoạn mới học lập trình?”

Và nhiều nhiều hơn nữa, nghìn câu hỏi vì sao như trẻ mới tập nói vậy 😀

Tiếp theo bạn bắt đầu gõ những câu hỏi này vào Google và bạn bị ngợp bởi vô số kết quả tìm kiếm.

Ngay cả trước khi bạn thực hiện bước đầu tiên, bạn thấy đã căng thẳng vì quá tải thông tin, thật bối rối hơn bao giờ hết đúng không nhỉ?

Sau nhiều giờ tìm kiếm và đọc các bài hướng dẫn, hỏi các nhóm & diễn đàn, bạn vẫn tự hỏi:

“Phát triển phần mềm nghe có vẻ là một nghề thực sự hứa hẹn nhưng LIỆU LẬP TRÌNH VIÊN có  THỰC SỰ phù hợp với tôi không?”

Câu hỏi này có khớp với những gì bạn đang suy nghĩ không? Nếu vậy, bạn đã có một bài viết hoàn hảo (mình hy vọng thế! Hehe 🙂).

Giờ đến cuối bài viết này, mình sẽ cố gắng trả lời càng nhiều câu hỏi đó càng tốt và nếu tôi làm tốt, mình hy vọng sẽ thuyết phục được bạn vượt qua bài kiểm tra định hướng nghề của CyberSoft.

NHỮNG GÌ MÌNH SẼ TRÌNH BÀY:

  • Phần 1: Nhà phát triển phần mềm – Coder – Lập trình viên là gì ? 
  • Phần 2: Điều gì đang cản trở bạn học lập trình ?
  • Phần 3: Có gì thuyết phục tôi học code ? Làm thế nào để tôi bắt đầu ?

Phần thứ nhất: Nhà phát triển phần mềm, coder, lập trình viên là gì?

Tên công việc đọc lên nghe có vẻ tự giải thích, phải không? Bạn sẽ nghĩ như vậy. Nhưng nhiều người vẫn nghĩ rằng Nhà phát triển phần mềm, coder là những người đang hack internet hoặc sửa chữa máy tính, TV bị hỏng và bất kỳ thiết bị điện tử tiêu dùng nào khác 🙁

  • “E mày, Internet nhà tớ bị hư. Mày có thể sửa nó không?”
  • “U có thể giúp tôi sửa điện thoại của tôi?”
  • “Này, tớ đang quyết định mua một chiếc máy tính, cậu nghĩ tớ cần bao nhiêu CPU?”

Bùn mấy phút…..NO NO NO. Đây là khuôn mặt của tôi khi mọi người hỏi tôi những câu hỏi như thế.

Vậy Nhà phát triển phần mềm hay Lập Trình Viên là gì?

Rất đơn giản, chỉ cần nghĩ về cuộc sống hàng ngày của bạn như:

  • Bạn vào các trang web như tiki.vn hoặc thegioididong.vn để tìm điện thoại, máy tính để mua sắm
  • Hoặc bạn say sưa xem các chương trình Netflix yêu thích trên máy tính xách tay của bạn
  • Đặt món ăn ngon trên app Grab, Shopee
  • Tạo sơ yếu lý lịch của bạn trong Microsoft Word

Rất nhiều ví dụ bạn gặp liên tục trong đời sống hằng ngày, rõ ràng không có điều nào trong số này có thể thực hiện được nếu không có Lập Trình Viên.

Họ là những người viết phần mềm hay là lập trình viên (đôi khi còn được gọi là coder, developer) và làm việc không mệt mỏi ở hậu trường để tạo ra các chương trình như các phần mềm, các ứng dụng và các trang web.

Các Lập Trình Viên cũng chịu trách nhiệm ghi lại các tính năng, thử nghiệm, gỡ lỗi và tối ưu hóa để các ứng dụng chạy nhanh nhất.

Và trong quá trình làm việc họ cần hợp tác làm việc với các nhà thiết kế ứng dụng/phần mềm/website, nhà quảng cáo/tiếp thị, người quản lý dự án và các chuyên gia CNTT khác. Vì vậy, ngoài kỹ năng viết code thì kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những kỹ năng thực sự quan trọng đối với các Lập Trình Viên.

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, Lập Trình Viên không chỉ là những kẻ hack facebook, sửa máy tính,… và chơi game (có thể một số trong số họ là như vậy! 😆).

Các loại chức danh tuyển dụng Lập trình viên phổ biến:

Thay vì khiến bạn choáng ngợp với các thuật ngữ chuyên môn và các định nghĩa theo kiểu Wikipedia (Chán 😴), mình sẽ cho bạn tổng quan nhanh về một số chức danh công việc phổ biến nhất và giải thích một cách đơn giản!

1: Lập trình viên phát triển website:

Lập trình web làm gì? Các bạn chắc từng 1 lần vào các trang web như tiki.vn, thegioididong.com, galaxycine.vn, Youtube, Netflix… và hơn 1 tỷ trang web khác được xây dựng bởi nhiều và rất nhiều Lập Trình Viên website.

Trên hầu hết các trang tìm kiếm việc làm, bạn cũng sẽ thấy nhiều vị trí tuyển dụng khác là các biến thể của Lập Trình Viên website. Tôi sẽ giải thích những cái phổ biến ở cấp độ cao:

Lập Trình Front-End:

Lập Trình Front-End làm gì?

Lập Trình Front-End tập trung vào giao diện của các trang web và các ứng dụng. Họ tập trung vào giao diện nhưng cũng không phải là ngồi thiết kế photoshop như các designer đồ họa mà công việc của họ là sử dụng các hình ảnh thiết kế của designer để họ viết mã lập trình tạo ra các thứ mà bạn nhìn thấy được, tương tác được như hình ảnh sản phẩm, các dòng chữ mô tả, các nút bấm để bạn xem, mua hàng,… Và thêm nữa, họ đảm bảo rằng trang web mang đến trải nghiệm người dùng tuyệt vời như dễ sử dụng, ít thao tác, tốc độ chạy nhanh,…và họ cũng phải xây dựng thế nào đó để người dùng trải nghiệm tuyệt vời trên tất cả các loại thiết bị khác nhau (điện thoại, máy tính bảng, máy tính, v.v.).

Hầu hết những gì bạn nhìn thấy và tương tác đều nằm trong phạm vi công việc của Lập trình Front-end hay Lập Trình giao diện người dùng. Phông chữ (font), màu sắc (color), bố cục trang, thanh điều hướng, menu thả xuống, nút nhấn, ô nhập liệu,.v.v.

Lập Trình Back-End:

Lập Trình Back-End làm gì? Bạn không nhất thiết phải nhìn thấy công việc của Lập Trình Back-End nhưng họ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giao diện người dùng và đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ.

Dưới đây là một số ví dụ về những điều mà Lập Trình Back-End phải trả kết quả về:

  • Điều gì xảy ra khi bạn nhấp vào nút “Đăng Nhập” sau khi nhập tên người dùng và mật khẩu của mình?
  • Ai đang chăm sóc dữ liệu đó? Nó được lưu trữ ở đâu?
  • Làm thế nào để trang web xác minh danh tính của bạn và trả lại thông tin chính xác?

Cách mình muốn nghĩ về front-end so với back-end… là nhìn vào những chiếc Vớ xinh đẹp của tớ nè!

Màu sắc vui nhộn và đẹp đẽ ở bên ngoài đó chính là đại diện cho Front-end còn các sợi chỉ lộn xộn nhưng được dệt có hệ thống ở bên trong đại diện cho Back-end. Cả hai đều quan trọng!

Lập trình Full-Stack:

Nhà phát triển Full-Stack làm gì? Nếu đã theo dõi, bạn có thể đoán đúng rằng Full-Stack Developer có các kỹ năng để hoàn thành các nhiệm vụ của dự án cả front-end và back-end giống như một anh chàng đa năng vậy.

React/Vue/Angular Developer (í da, này là gì thế, sao lúc đi tìm tài liệu học hoặc hỏi trên các nhóm thấy ai cũng nói cái này ?!):

Từ từ nào, để mình giải thích nha. Trước tiên chúng ta cần xác định JavaScript nó là quái gì đã nhé.

JavaScript chính là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất được cả nhà phát triển front-end và back-end sử dụng để phát triển hệ thống website. Oh, vậy thì React/Vue/Angular là cái quái gì vậy?

Hãy coi React, Vue và Angular là các “tiện ích bổ sung” khác nhau còn gọi là khung (framework) hoặc thư viện(library) giúp JavaScript dễ dàng hơn một chút, có thể cung cấp cho nó một số thứ đóng gói sẵn giúp cho việc viết code nhanh hơn, gọn hơn, dễ dàng hơn, linh động hơn, v.v.

Vì vậy, một người nào đó là Lập Trình React / Vue / Angular về cơ bản là họ tập trung vào việc viết code cụ thể bằng cách sử dụng khung hoặc thư viện đó.

Đôi lúc các tiêu đề tuyển dụng không ghi các phần này thì bạn sẽ trong các mô tả hoặc yêu cầu công việc, đặc biệt là đối với Lập Trình Front-End. Có nhiều framework/thư viện khác dành cho các Lập Trình front-end và back-end sử dụng nhưng đây là những framework/ thư viện phổ biến nhất dành cho front-end

Bạn không cần phải biết mọi thứ ngay bây giờ, nhưng ít nhất hãy nhớ những biểu tượng này.

2: Lập trình viên phát triển ứng dụng di động (Mobile app):

Này thì các bạn dễ hình dung đúng không nào? Mình nghĩ ai cũng có chiếc điện thoại cả, trên điện thoại các bạn cài hàng tá ứng dụng như Grab giao hàng, đặt thứ ăn, Shopee mua sắm, Facebook, ….Các ứng dụng này đều do các Lập Trình Viên Mobile app tạo ra. Thông thường các lập trình viên sẽ tạo ra các ứng dụng cho từng loại hệ điều hành như iOS hoặc Android, nó gọi là native app và thường có các job tuyển dụng như: Lập trình Mobile App cho iOS hoặc Lập Trình Mobile App Android.

Nghiêm túc mà nói… bạn phải xây dựng một ứng dụng hoàn toàn khác cho điện thoại Apple và Android?! Ui, hơi tốn kém nhỉ ? Chỉ khi cần các app chuyên biệt và cần tốc độ thực thi cao thì mới viết các app dạng này thui.

Trong những năm gần đây, các thứ như Flutter hoặc React Native đã trở nên phổ biến và được cộng đồng hỗ trợ rất nhiều vì nó cho phép các nhà phát triển sử dụng cùng một mã nguồn để xây dựng ứng dụng cho cả Android và iOS.

😕 Hả? Rắc rối vậy. Tuy nhiên, mới bắt tay vào nghề, để kiếm cơm, kiếm gạo, đỡ mua sắm thiết bị và không bị nản giữa chừng, mình khuyên chân thành các bạn hãy học lập trình Web trước nhé. Đầu tư ít và cơ hội việc làm nhiều, thu nhập cũng khá cao nhé!

bỏ đi

3: Lập trình DevOps:

DevOps là gì đây? DevOps là viết tắt của Development & Operations. Các lập trình này giúp thu hẹp khoảng cách giữa Phát triển và Vận hành để tự động hóa các quy trình và tăng tốc độ của nhóm phát triển phần mềm/ứng dụng. Nói một cách đơn giản, chúng giúp thực hiện những việc như tự động hóa các tác vụ thủ công lặp đi lặp lại và đảm bảo tất cả các công cụ và hệ thống khác nhau hoạt động hiệu quả cùng nhau.

Phù! Đó là một trong những khó khăn dành cho người mới bắt đầu nếu muốn tham gia vào job này. Mình nghĩ các bạn mới chưa nên đi vào hướng này mà hãy học lập trình web trước rồi có cơm có cháo thì mới tính hướng đi xa hơn nữa trong tương lai.

4: Lập trình game:

Do vậy mình khuyên các bạn mới học lập trình cũng không nên theo hướng này.

Chắc hẳn trong số chúng ta cũng từng chơi ít nhất một game nào đó đúng ko ? Nhiều bạn cứ muốn mình như một Nguyễn Hà Đông với flappy bird huyền thoại ? Như vậy, bạn biết Lập trình game là gì rồi đúng không nào? Họ biến các khái niệm và ý tưởng thành các ứng dụng game. Lập trình game thường mang lại chúng ta nhiều cảm hứng và chúng ta thấy rằng nó ra thu nhập cực tốt đúng không ? Nhưng nó có dễ cho người mới không nhỉ? Hoàn toàn không hề dễ các bạn nhé. Để xây dựng một ứng dụng game bạn cần một team, rất khó để làm một mình, trong team làm game sẽ có nhiều vị trí như người viết kịch bản game, đồ họa game, lập trình game, âm thanh,….

5: Lộ trình Học Lập Trình chuẩn cho người trái ngành / mất gốc / học từ đầu?

Sau đây mình sẽ trình bày cho các bạn lộ trình chuẩn nhất để các bạn có thể tiết kiệm thời gian để có công việc tốt nhất và sớm nhất cho người trái ngành chuyển nghề lập trình hoặc các bạn sinh viên công nghệ thông tin đang lan man, mất định hướng, mất gốc nhé.

Mời các bạn xem hình Lộ trình bên dưới rồi mình giải thích kỹ nhé:

Mục tiêu trước hết là bản thân chúng ta phải kiếm được việc sớm nhất để có thể nuôi chính bản thân chúng ta đúng không các bạn. Do vậy, ban đầu các bạn đừng lan man nghe nhiều lời góp ý sẽ chệch định hướng và tốn thời gian quí báu của mình.

Trong LỘ TRÌNH trở thành một website developer – lập trình web các bạn có thể chọn Lập Trình Front-End developer.

Mảng này không quá khó để bắt đầu, các bạn không cần đầu tư nhiêu về thiết bị như máy tính cấu hình cao hoặc thiết bị di động. Front-End developer cần cho tất cả mọi sản phẩm phần mềm, nó là bề mặt của các trang web hoặc ứng dụng. Mặt tiền càng tối ưu, tốc độ nhanh, thân thiện với người dùng thì sản phẩm càng được ưa thích. Do vậy vị trí tuyển dụng Front-End developer cũng khá nhiều và mức thu nhập cũng khá cao. Nắm vững các kỹ thuật về Front-End website bạn hoàn toàn có thể apply mức lương từ 8-16tr/ tháng trong năm đầu tiên, ngoài ra bạn có thể tăng thêm thu nhập nếu bạn kết nối nhóm và nhận các công việc Freelancer về Front-End. Đây cũng là lựa chọn của rất nhiều bạn học tập tại CyberSoft. Chi tiết lộ trình và các dự án bạn có thể tham khảo tại đây. Lộ trình này rất hợp với các bạn trái ngành, tờ giấy trắng, người làm văn phòng, mất gốc lập trình có thể chọn hướng này làm mục tiêu phân đấu đầu tiên của mình nhé!

Đối với những bạn có tư duy tốt, thích phân tích nghiệp vụ, thích các vấn đề liên quan đến lưu trữ, xây dựng hệ thống, thích đào sâu về thuật toán bên dưới, các bạn có thể chọn hướng Back-End. Theo hướng này, các bạn có thể xuất phát ngay từ đầu với lộ trình Java Back-End học từ zero hoặc các bạn có thể học xong Front-End rồi tiếp tục chọn Back-End NodeJS để trở thành một Full-Stack developer hướng Javascript cũng rất tốt. Các vị trí tuyển dụng về Back-End cũng rất nhiều và thường công việc khá ổn định và lương thì cũng ngang tầm với các vị trí khác, đôi lúc nhỉnh hơn một tí.

Bạn đam mê cả Front-End và Back-End, bạn sẽ theo con đường Full-Stack developer. Hướng này giúp bạn là một người đa năng, đa tài, bạn có thể tham gia hầu hết các dự án của công ty, cơ hội việc làm tốt hơn. Tuy nhiên bạn cũng cần vượt qua từng giai đoạn, và đặt ra mình từng cột mốc để theo đuổi. Một khi bạn đã nắm cả 2 phần Front-End và Back-End bạn hoàn toàn có thể xây dựng một hệ thống website hoàn chỉnh từ giao diện tương tác người dùng đến phần phân tích nghiệp vụ bên dưới, lưu trữ dữ liệu, từ đó bạn có thể tự xây dựng cho mình một hệ thống website hoàn chỉnh để khởi nghiệp, để tạo các portfolio show cho đối tác để nhận dự án freelancer….

  • Lộ trình Devops, Mobile App, AI/Machine Learning

Sau khi chọn 1 trong 3 lộ trình website ở trên để học và đi làm, đến đây các bạn có một vốn kinh nghiệm kha khá và am hiểu về các mảng phù hợp với mình. Các bạn có thể trao dồi để master các vai trò của mình hiện tại để nhận lên các vị trí cao hơn như Senior, Learder, PM,…Nếu bạn muốn tiếp tục cao hơn nữa và cảm giác mình thích về hệ thống, tự động hóa việc triển khai mã nguồn, sao lưu… bạn có thể theo DevOps. Nếu bạn thích build các ứng dụng mobile di động, bạn có thể chọn về lập trình mobile. Nếu bạn thích về nghiên cứu phân tích người dùng, trí tuệ nhân tạo có thể chọn hướng Data sciences/ Data Engineer hoặc AI.

Phần thứ hai: Điều gì đang cản trở bạn

Lầm tưởng số 1: Lập trình có vẻ không thú vị lắm

“Tôi không muốn gõ 110001000101010010 vào hộp đen và nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính cả ngày”.

Mình đồng ý với bạn! Thành thật mà nói, mình từng nghĩ viết mã cũng tẻ nhạt và nhàm chán nhưng mình đã nhầm.

Lần đầu tiên mình xem đoạn mã sau cách đây vài năm…

Phản ứng của mình lúc đó: 

“OH NO, TÔI VỪA XEM GÌ THẾ?! Không, học code không dành cho tôi. CHÁN. Ghét nó.”

Rồi làm thế nào mà mình thích nó đây?

Chuyện là thế này, mình có một người bạn cũng rất mê game giống mình, bạn ấy cũng thích tìm tòi khám phá về máy tính. Hôm ấy bạn rù qua nhà bạn chơi, bạn ấy khoe mình các trang web mà bạn ấy đã học và xây dựng lên. Mình thật sự choáng ngợp bởi các những gì bạn ấy làm, bạn tạo ra một trang web xem phim khá bắt mắt. 

Rất nhanh chóng,mọi thứ như thôi thúc mình, thái độ của mình đối với lập trình đã thay đổi hoàn toàn từ “Tôi không có hứng thú” thành “Tôi cực kỳ thích nó”. Mình càng khám phá Thế giới Lập trình Web, nó càng trở nên thú vị và hấp dẫn!

Bạn có bao giờ tò mò về cách thức hoạt động của chế độ Tối/Sáng trên các trang web không? Hoặc làm thế nào có thể tạo hoạt ảnh chuyển động thú vị?

Và thực sự có thể đưa những thứ này lên trang web của riêng bạn mà bạn tự xây dựng? Còn việc xây dựng cửa hàng trực tuyến của riêng bạn thì sao? Hay nghĩ xa hơn là mình có thể làm chủ công ty startup công nghệ, quản lý được team dev phát triển sản phẩm?

Viết code chắc chắn không phải là “tình yêu sét đánh” đối với mình, nhưng mình rất vui vì đã thử lần thứ hai.

Đừng như mình và bỏ chạy khi bạn nhìn thấy đoạn code lần đầu tiên nhoa. Hãy cố gắng hết sức trước khi bạn từ chối khả năng khám phá một thế giới hoàn toàn mới! Nó sẽ mở ra nhiều cơ hội và nhiều điều tuyệt vời cho tương lai và sự nghiệp của bạn đó.

Lầm tưởng số 2: Tôi là _ _ _ _ _ _ _ _ (ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG)

… Quá già? Không đủ thông minh? Không giỏi Toán?

Những kiểu tự kỉ này có điểm gì chung? Đó là những niềm tin tự đánh bại bản thân và một tư duy khép kín. Bạn đã tự đánh mất niềm tin và đã chấp nhận thất bại ngay từ những giây đầu tiên rồi. Mình sẽ cho bạn thấy tại sao chúng hoàn toàn phi lý.

Quá già?

Dưới đây là một số câu chuyện tuyệt vời nếu bạn cho rằng mình “quá già” để học cách viết mã:

  1. Đây là một người 60 tuổi đang học cách trượt ván.
  2. Hoặc bà Masako Wakamiya học cách viết mã ở tuổi 81 và tạo một ứng dụng cho những người lớn tuổi.

Mình nghĩ rằng bạn đang nhận được những lời động viên rất lớn và đây cùng rất nhiều gương học tập nữa

Hơn 9500+ học viên tại CyberSoft có đến 75% là trái ngành học từ con số 0, có nhiều bạn độ tuổi từ 28-34

Bạn có thể học cách viết code cho dù bạn bao nhiêu tuổi. Có thể bạn sẽ không tiếp thu thông tin mới nhanh như bạn ở tuổi 20, nhưng bạn chắc chắn có thể làm được.

Bởi vì nếu không phải bây giờ, thì khi nào?

Đừng để tuổi tác cản trở bạn niềm đam mê, khát vọng được thay đổi thu nhập, được tạo ra những gì bản thân mong muốn và có một cuộc sống tốt hơn. Bất cứ ai nói với bạn rằng bạn quá già (hoặc quá trẻ) để học một điều gì đó mới – hãy chứng minh rằng họ đã sai!

Và nếu bạn cần hỗ trợ thêm bất cứ vấn đề gì trong suốt hành trình của mình, hãy inbox ad ngay để ad hỗ trợ mình nhé

Không đủ thông minh?

Nỗ lực, sự chăm chỉ và cống hiến của bạn vượt xa trí thông minh của bạn.

Thêm nữa, không ai mong đợi bạn mới bắt tay vào thì có thể xây dựng mạng xã hội hoặc một ứng dụng web quy mô lớn cả.

Mọi bậc thầy đều từng là người mới bắt đầu, giống như bạn đấy thôi.

Nếu bạn là người có tư duy giải quyết vấn đề và tư duy logic, xin chúc mừng, ngành này cần nhiều người như bạn hơn!

Nếu bạn cần thêm động lực để phấn đấu? Bạn nghĩ mình không đủ thông minh để làm việc tại Google?

Không giỏi Toán?

Bạn có biết cộng, trừ, nhân, chia không, bạn đã học hết lớp 10? Tuyệt quá! Bạn không cần gì hơn thế để bắt đầu.

Viết code KHÔNG phải là ghi nhớ và áp dụng các công thức toán học cao siêu gì cả đâu.

Cái mà bạn cần là tư duy logic và giải quyết vấn đề.

Dù bạn nghĩ nhân tố X chi phố là gì đi nữa như tuổi tác, trí thông minh, khả năng toán học, v.v… hãy tạm dừng một giây để suy nghĩ xem nó có thực sự hợp lý không và nhanh chóng vứt bỏ các suy nghĩ này.

Ngừng hành hạ bản thân vào các suy nghĩ không đáng ở trên, cái mình khuyên thật sự cho bạn là hãy bắt đầu cố gắng và hành động ngay.

Lầm tưởng 3: Tôi cần lấy bằng đại học về công nghệ thông tin?

Nếu so sánh với các bạn trẻ có bằng đại học về công nghệ thông tin từ các trường danh tiếng thì có vẻ như là một bất lợi.

Tuy nhiên, bạn không phải là một tờ giấy trắng. Bạn đã từng có những thứ mà họ có thể không có. Bạn đã có hơn X năm kinh nghiệm và X năm học và/hoặc kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực khác. Rõ ràng khi viết các sản phẩm cho đời sống thực tế đều cần phải thu thập nghiệp vụ và tư duy để giải quyết vấn đề, tư duy làm việc, đó chẳng phải là thế mạnh của bạn hơn hẳn các bạn trẻ có bằng công nghệ thông tin ư ?

Bạn thường suy nghĩ rằng là không có bằng cấp trong ngành này, bạn sẽ khó xin việc

Điều này không có nghĩa là bạn không thể có được công việc là nhà phát triển phần mềm nếu không có bằng CS.

Ngay cả tập đoàn như Google cũng đã thay đổi cách tuyển dụng không cần bằng cấp và hầu như các công ty công nghệ cả trên thế giới và Việt Nam cũng thay đổi tiêu chí này từ nhiều năm trước.

Có rất nhiều câu chuyện từ hơn 9500+ học viên đã tham gia học và có rất nhiều bạn trái ngành đã thành công mà không cần bằng cấp các bạn có thể tham khảo tại đây.

Kỹ năng lập trình luôn có thể được dạy, nhưng kỹ năng mềm và thái độ mà bạn mang đến cho cộng đồng công nghệ và công ty mới là tài sản lớn nhất của bạn. Và bạn nên tự hào về điều đó.

Miễn là bạn sẵn sàng dành thời gian để đạt được những kỹ năng lập trình đó, tiếp tục học hỏi và mở rộng mạng lưới kết nối của mình, cuối cùng bạn sẽ tìm được một vị trí thích hợp cho mình.

Chắc chắn, điều đó sẽ không dễ dàng, nhưng mỗi bước tiến tới mục tiêu của bạn sẽ mang lại cho bạn cảm giác có động lực, mình chắc chắn bạn sẽ làm được điều này.

Qua đây, mình muốn nhấn mạnh đến ý chính ở đây là: Bạn không cần học 4 năm để học lập trình máy tính. Và CHẮC CHẮN RẰNG, bạn có thể trở thành LẬP TRÌNH VIÊN XỊN XÒ và được tuyển dụng cho dù bạn có bằng công nghệ thông tin hay không.

Phần thứ ba: Điều gì thuyết phục tôi học lập trình? Làm thế nào để tôi bắt đầu?

#1: Lợi ích của việc học lập trình là gì?

Chắc mình nghĩ là bạn cũng đã tìm hiểu trước một ít rùi đúng ko nhỉ? Rõ ràng từ sau dịch bệnh và ngày càng nhiều ngành buộc phải chuyển đổi số, trong thời đại công nghệ số này thì bất cứ lĩnh vực nào cũng phải áp dụng công nghệ, áp dụng hệ thống phần mềm để hỗ trợ công việc hiệu quả.

Về Khía cạnh xã hội:

Bạn sẽ tham gia một cộng đồng trực tuyến rộng lớn và có cơ hội mở rộng vòng kết nối xã hội của mình thông qua các sáng tạo của mình (trang web, ứng dụng, bài đăng trên blog, v.v.). Và bạn sẽ gặp một số cá nhân vô cùng tài năng trong cộng đồng công nghệ.

Bạn sẽ được trang bị kiến ​​thức về lập trình, về công nghệ để bạn theo kịp thời đại, không ai có thể qua mặt bạn khi nói về lập trình, bạn hiểu ngóc ngách của việc tạo ra một ứng dụng, một sản phẩm phần mềm, cách vận hành của ứng dụng phần mềm, cách tạo ra phần mềm, các vai trò và cá nhân tham gia để xây dựng phần mềm.

Phát triển cá nhân:

Kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện của bạn sẽ được cải thiện rất nhiều khi bạn học cách tiếp cận toàn diện để phân tích vấn đề và xem xét các giải pháp cũng như sự đánh đổi khác nhau.

Bạn sẽ hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của công nghệ và nhìn thế giới từ một góc nhìn mới, góc nhìn về công nghệ giúp bạn sáng tạo hơn.

Viết mã cũng là một hình thức thể hiện và là một cách tuyệt vời để giải phóng khả năng sáng tạo của bạn.

Bạn có thể đã nghe nói về anh chàng Beeple đã bán NFT (mã thông báo không thể thay thế)… hay còn gọi là tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số với giá 69.000.000 đô la 🤯. Khá sáng tạo.

Bạn có thể tạo ra bất cứ thứ gì mà tâm trí bạn có thể nghĩ ra. Và nó ở ngay trong tầm tay bạn. CẢM GIÁC TỐT NHẤT BAO GIỜ HẾT!

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn có thể liên tưởng đến các meme và trò đùa lập trình và mức độ châm biếm của bạn sẽ tăng 200%.

Được thuê. Làm ra tiền:

Ok, đây có lẽ là điều rõ ràng nhất.

Bạn có thể sử dụng những kỹ năng này để kiếm được nhiều tiền. Các lập trình viên chỉ có vài năm kinh nghiệm thường kiếm được hơn 100.000 USD/năm. Và có hàng ngàn và hàng ngàn công việc có sẵn.

Hoặc bạn chỉ sử dụng các kỹ năng mới của mình để kiếm một ít thu nhập phụ .

Ngay cả khi bạn hiện đang ở một vai trò khác (tiếp thị, hỗ trợ, v.v.) tại một công ty, bạn vẫn có thể khiến bản thân trở nên có giá trị hơn rất nhiều bằng cách bổ sung các kỹ năng lập trình vào vành đai công cụ của mình.

Xây dựng các dự án của riêng bạn:

Đã có một doanh nghiệp? Hãy tưởng tượng tất cả những điều bạn có thể làm để phát triển doanh nghiệp của mình bằng cách có thể tạo các trang web và ứng dụng của riêng bạn.

Việc thuê các nhà phát triển rất tốn kém (hãy xem điểm ở trên về khả năng kiếm tiền tốt), vì vậy việc có thể tự viết mã có nghĩa là bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều tiền. Hoặc ít nhất, đảm bảo rằng bạn không bị tính phí quá mức.

#2: Lập trình viên có phải là lựa chọn nghề nghiệp tốt, có đáng giá không?

Có 2 chỉ số mình thường xem xét:

Triển vọng việc làm:

Từ năm 2019-2029, các công việc của Nhà phát triển phần mềm được dự đoán sẽ tăng 22% (so với 4% cho tất cả các công việc). Với nhu cầu ngày càng tăng về phần mềm máy tính, ngành công nghệ CẦN BẠN!

Theo một cuộc khảo sát của Linkedin , việc tuyển dụng cho các vị trí kỹ sư chuyên ngành đã tăng gần 25% từ năm 2020 đến năm 2022 trong bối cảnh đại dịch.

Sự hài lòng và linh hoạt trong công việc:

Lập trình để giải quyết vấn đề sẽ giúp bạn có cảm hứng làm việc.

Về tính linh hoạt, miễn là có máy tính xách tay và kết nối Wifi ổn định, mình có thể làm việc bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào mình muốn… Ý mình là bạn có thể làm việc trong bộ đồ ngủ tại nhà 🙂

Nếu bạn thích học những điều mới mỗi ngày và giải quyết vấn đề, đây cũng có thể là một lựa chọn nghề nghiệp tuyệt vời cho bạn.

#3: Làm cách nào để biết liệu lập trình có THỰC SỰ dành cho bạn hay không?

Bạn sẽ không biết cho đến khi bạn thử!

Đây chính là lý do tại sao mình quyết định tạo một bài kiểm tra định hướng dành riêng cho bạn. Bạn sẽ chỉ cần dành 25 phút để xem mình phù hợp không.

Bạn không có gì để mất đúng không nào ?

Có lẽ bạn sẽ ghét nó. Nhưng có lẽ bạn sẽ YÊU nó. Nếu bạn muốn tham khảo lộ trình học bài bản từ zero đến có việc, bạn có thể tham khảo chương trình tại đây 😉. Hãy bắt đầu những dòng code đầu tiên để chinh phục sự nghiệp và tìm cho mình một công việc thật tốt cho tương lai của bạn và gia đình nhé.

NẾU CÓ BẤT KÌ THẮC MẮC NÀO, BẠN ĐỪNG NGẠI INBOX MÌNH TƯ VẤN MIỄN PHÍ CHO BẠN NHÉ

200+

Đối tác

8500+

Học viên

92%

Có việc làm
sau khoá học

6

Chi nhánh

TOP
Messenger Icon