1. Blog/
  2. Các hoạt động của Cybersoft

Lợi Ích Của Việc Fix Bugs Và Fix… Rất Nhiều Bugs

915 Lượt xem

Lỗi phần mềm, hay “bug,” đôi khi khiến cho các coder vô cùng khó chịu. Đối với hầu hết các lập trình viên, việc tạo ra tính năng mới thú vị hơn là phải xử lý bảo trì hoặc sửa bug cho sản phẩm hiện tại. Tuy nhiên, việc phát hiện và khắc phục bug không chỉ mang lại niềm vui mà còn tạo ra cơ hội học hỏi và phát triển sự nghiệp đáng kể dành cho các Lập trình viên

1. Bug Là Gì?

Bug là những lỗi phần mềm trong chương trình hoặc hệ thống máy tính, gây ra kết quả không chính xác hoặc không hoạt động như mong muốn.

2. 6 Loại Bug Phổ Biến Nhất:

Bug Chức Năng (Functional Bug): Phần nào đó trong ứng dụng hoặc trang web không hoạt động đúng cách. Ví dụ: Nút Đăng nhập không cho phép người dùng đăng nhập

Bug Logic (Logical Bug): Lỗi logic làm cho ứng dụng hoạt động không chính xác. Ví dụ: Gán giá trị cho biến sai

Bug Quy Trình Làm Việc (Workflow Bug): Lỗi liên quan đến hành trình của người dùng trong ứng dụng. Ví dụ về một trang web để người dùng điền biểu mẫu về thông tin cá nhân. Sau khi điền vào biểu mẫu, người dùng có ba tùy chọn để lựa chọn: 1-Lưu, 2-Lưu và thoát, 3-Trang trước

Bug Cấp Đơn Vị (Unit Level Bug): Lỗi xuất hiện khi thực hiện unit testing, dev sẽ thực hiện unit testing để đảm bảo rằng các đoạn code nhỏ đang hoạt động như mong đợi. Đây là giai đoạn mà các dev gặp phải nhiều bug khác nhau không được phát hiện trong các giai đoạn viết mã.

Ví dụ: Nếu bạn cần tạo biểu mẫu một trang, unit test sẽ xác minh xem tất cả các trường đầu vào có chấp nhận đầu vào thích hợp hay không và các nút hoạt động đúng chức năng hay không. Trong trường hợp một trường không chấp nhận các ký tự hoặc số thích hợp, các nhà phát triển sẽ gặp phải bug cấp đơn vị.

Bug Tích Hợp Cấp Hệ Thống (System-Level Integration Bug): Lỗi xảy ra khi hai đơn vị code không tương tác đúng cách. Những bug này chủ yếu xảy ra do sự mâu thuẫn hoặc không tương thích giữa hai hoặc nhiều thành phần.

Thông thường, những lỗi như vậy rất khó theo dõi và fix vì các nhà phát triển cần kiểm tra một đoạn code lớn hơn. Sự cố tràn bộ nhớ và giao diện không phù hợp giữa giao diện người dùng ứng dụng và cơ sở dữ liệu là những ví dụ phổ biến về lỗi tích hợp cấp hệ thống.

Bug Ngoài Giới Hạn (Out of Bound Bug): Lỗi khi người dùng tương tác với giao diện theo cách không mong muốn. Những lỗi này xảy ra khi người dùng cuối nhập một giá trị hoặc một tham số nằm ngoài giới hạn sử dụng ngoài ý muốn. Những bug này thường xuất hiện dưới dạng xác thực trong quá trình kiểm tra chức năng của ứng dụng web hoặc mobile app.

Ví dụ: Người dùng nhập một số rất lớn hoặc rất nhỏ hoặc nhập giá trị đầu vào của một kiểu dữ liệu không xác định.

Lợi Ích Của Việc Fix Bug

Mỗi bug đều là feedback cực kỳ tốt, tìm hiểu nguyên nhân bug xuất hiện chắc chắn giúp bạn rút ra được nhiều kinh nghiệm quý giá

Code của bạn sẽ trở nên dễ debug hơn vì bạn hiểu rõ hậu quả của việc không sửa bug. Khi bạn phải bỏ thời gian công sức  để tìm và fix bug, tự khắc bạn sẽ muốn viết code càng dễ debug càng tốt.  

Việc fix bug mang lại niềm vui cho cả lập trình viên và khách hàng, tạo ra sự hài lòng và lợi ích cho tất cả. Fix bug không những đem lại cho dev cảm giác thích thú khi giải câu đố, mà còn là đem lại lợi ích cho khách hàng. Khách hàng sẽ thực sự hài lòng mỗi khi nhận về bug đã được fix xong nhanh chóng.

4. Cách Ghi Lại Bug Hiệu Quả Nhất:

  • Chỉ ghi chú những bug khó nhằn hoặc thực sự thú vị.
  • Ghi lại bug do chính mình gây ra để học từ kinh nghiệm.
  • Ghi lại bug ngay sau khi fix xong để tránh những thông tin nhầm lẫn.

 Fix bug không hề mệt, nó chỉ mệt khi bạn chưa biết lợi ích của nó mà thôi!

200+

Đối tác

8500+

Học viên

92%

Có việc làm
sau khoá học

6

Chi nhánh

TOP
Messenger Icon