1. Blog/
  2. Các hoạt động của Cybersoft

Cách Viết Test Plan Để Khách Hàng Gật Đầu!

20 Lượt xem

Khi bạn đã có những test case tốt trong tay, bước tiếp theo không kém phần quan trọng là lập một Test Plan hoàn chỉnh. Test Plan không chỉ giúp bạn kiểm soát toàn bộ quy trình kiểm thử, mà còn giúp truyền đạt rõ ràng cho team phát triển và khách hàng về những gì bạn sẽ kiểm thử, tại sao kiểm thử, và kiểm thử như thế nào. Đây cũng chính là tài liệu giúp bạn gây ấn tượng với khách hàng, khiến họ gật đầu trước kế hoạch kỹ lưỡng của bạn!

2. Test Plan là gì?

Test Plan là một tài liệu quan trọng trong quy trình kiểm thử phần mềm. Nó định rõ phạm vi, chiến lược, tài nguyên và lịch trình cho các hoạt động kiểm thử. Test Plan còn giúp bạn kiểm soát rủi ro, đảm bảo rằng mọi thứ đều được kiểm thử một cách có hệ thống và không bị bỏ sót.

3. Các thành phần cơ bản của một Test Plan 

3.1 Mục tiêu kiểm thử (Test Objectives):

Xác định những gì bạn muốn đạt được trong quá trình kiểm thử giúp định hình rõ ràng những gì cần đạt được trong quá trình kiểm thử. Dưới đây là một vài ví dụ cụ thể như: 

  • Kiểm tra chức năng: Xác minh chức năng login hoạt động đúng với các thông tin hợp lệ và không hợp lệ.
  • Kiểm tra hiệu suất: Đánh giá thời gian phản hồi của hệ thống khi có 1000 người dùng truy cập đồng thời.
  • Kiểm tra bảo mật: Kiểm tra xem hệ thống có thể chống lại các tấn công phổ biến như SQL injection hay không.
  • Kiểm tra tương thích: Đảm bảo rằng ứng dụng hoạt động trên các trình duyệt khác nhau (Chrome, Firefox, Safari).
  • Kiểm tra trải nghiệm người dùng: Đánh giá giao diện người dùng và trải nghiệm tổng thể của người dùng để đảm bảo tính trực quan và dễ sử dụng.

3.2. Phạm vi kiểm thử (Scope):

Việc xác định rõ phạm vi giúp đảm bảo rằng nhóm kiểm thử không bỏ sót bất kỳ tính năng quan trọng nào và có thể phân bổ thời gian và tài nguyên một cách hiệu quả, xác định rõ ràng các tính năng và module nào sẽ được kiểm thử. Dưới đây là một số ví dụ về phạm vi kiểm thử cho một ứng dụng thương mại điện tử:

3.3. Phạm vi kiểm thử:

  • Tính năng đăng ký: Kiểm tra quy trình đăng ký tài khoản mới.
  • Tính năng đăng nhập: Kiểm tra chức năng đăng nhập với thông tin hợp lệ và không hợp lệ.
  • Tính năng tìm kiếm sản phẩm: Kiểm tra khả năng tìm kiếm với từ khóa khác nhau.
  • Tính năng giỏ hàng: Kiểm tra chức năng thêm, sửa, xóa sản phẩm trong giỏ hàng.
  • Tính năng thanh toán:Kiểm tra quy trình thanh toán với các phương thức thanh toán khác nhau (thẻ tín dụng, PayPal, v.v.).
  • Tính năng quản lý đơn hàng: Kiểm tra quy trình theo dõi đơn hàng và cập nhật trạng thái.
  • Tính năng phản hồi và đánh giá sản phẩm:Kiểm tra khả năng gửi đánh giá và phản hồi từ người dùng.

Phạm vi không bao gồm: Các tính năng quản trị backend (nếu không nằm trong kế hoạch kiểm thử).

3.4. Chiến lược kiểm thử (Test Strategy): Xác định cách thức kiểm thử (manual hoặc automation), các loại kiểm thử sẽ thực hiện (functional, performance, security, v.v.).

  • Ví dụ: Sử dụng Manual Testing cho UI, Automation Testing cho regression.

3.5. Tài nguyên và nhân sự (Resources and Roles): Liệt kê những người sẽ tham gia vào quá trình kiểm thử và công cụ cần thiết.

  • Ví dụ: Dùng Selenium để kiểm thử tự động, Postman để kiểm thử API.

3.6. Lịch trình kiểm thử (Test Schedule): Lên kế hoạch thời gian cụ thể cho từng giai đoạn kiểm thử.

  • Ví dụ: Tháng 1: Kiểm thử tính năng chính, Tháng 2: Kiểm thử tích hợp, Tháng 3: Regression testing.

3.7. Rủi ro và hạn chế (Risks and Assumptions): Dự đoán những rủi ro có thể gặp trong quá trình kiểm thử và đề xuất giải pháp.

  • Ví dụ: Thiếu tài nguyên kiểm thử tự động, giải pháp: Tăng cường manual testing cho các tính năng không thể tự động hóa.

3.8. Tiêu chí thành công (Success Criteria): Xác định các tiêu chí để đánh giá quá trình kiểm thử đã hoàn thành thành công.

  • Ví dụ: 95% test case pass, không có bug severity 1.

4. Ví dụ thực tế: test plan cho dự án E-commerce

Dự án: Kiểm thử website thương mại điện tử

Test objectives:

  • Đảm bảo chức năng đăng nhập, thanh toán, tìm kiếm hoạt động bình thường.
  • Kiểm tra tính ổn định của hệ thống trong giờ cao điểm.

Scope:

  • Kiểm thử các tính năng như: đăng ký, đăng nhập, tìm kiếm, giỏ hàng, thanh toán.
  • Loại bỏ các tính năng liên quan đến backend admin, do khách hàng không yêu cầu.

Test Strategy:

  • Manual Testing cho kiểm thử UI và kiểm tra lỗi hiển thị.
  • Automation Testing cho regression và smoke test.
  • Security Testing để kiểm tra lỗ hổng bảo mật.

Resources and Roles:

  • 3 tester thực hiện manual testing cho tính năng chính.
  • 2 automation tester thực hiện regression với Selenium.
  • Công cụ: Selenium, JMeter, Postman.

Test Schedule:

  • Tuần 1: Kiểm thử tính năng đăng ký và đăng nhập.
  • Tuần 2: Kiểm thử giỏ hàng và thanh toán.
  • Tuần 3: Automation testing và regression.
  • Tuần 4: Báo cáo và đánh giá kết quả kiểm thử.

Risks:

  • Dữ liệu đầu vào không đồng nhất giữa các môi trường kiểm thử.
  • Khả năng phát sinh lỗi liên quan đến tích hợp với hệ thống thanh toán bên thứ ba.

Success Criteria:

  • Tất cả các tính năng chính hoạt động đúng như yêu cầu.
  • Hệ thống không có lỗi bảo mật nghiêm trọng.

5. Cách tối ưu hóa Test Plan

  • Cập nhật thường xuyên: Test Plan không phải là tài liệu “viết một lần dùng mãi mãi”. Bạn cần liên tục cập nhật nó khi có sự thay đổi từ khách hàng hoặc thay đổi trong hệ thống.
  • Làm rõ mục tiêu: Khách hàng luôn muốn biết mục tiêu kiểm thử của bạn có phù hợp với yêu cầu của họ không. Hãy đảm bảo rằng bạn ghi rõ mục tiêu ngay từ đầu.
  • Ghi rõ tiêu chí thành công: Điều này giúp bạn đo lường chính xác mức độ hoàn thành của quá trình kiểm thử, đồng thời tạo sự tin tưởng cho khách hàng.

6. Kết Luận:

Việc lập kế hoạch kiểm thử chi tiết không chỉ giúp bạn quản lý tốt quy trình kiểm thử mà còn tạo sự tin tưởng từ phía khách hàng. Một Test Plan hoàn chỉnh, rõ ràng và chặt chẽ là một trong những yếu tố quan trọng giúp dự án của bạn thành công.

Đừng quên theo dõi CyberSoft để học thêm nhiều kỹ thuật xịn sò khác tại https://cybersoft.edu.vn/

Và bạn có thể tham khảo thêm tài liệu có liên quan đến Tester tại:
1.Hành trình từ fresher đến master tester: https://cybersoft.edu.vn/hanh-trinh-tu-fresher-den-master-tester/

2.Fresher Tester – Làm Gì Khi Gặp Phải Con Bug Đầu Tiên?: https://cybersoft.edu.vn/fresher-tester-lam-gi-khi-gap-phai-con-bug-dau-tien/

3. Tạo Test Case Hoàn Hảo: 10 Nguyên Tắc Vàng Cho Fresher: https://cybersoft.edu.vn/%ef%bb%bftao-test-case-hoan-hao-10-nguyen-tac-vang-cho-fresher/

200+

Đối tác

8500+

Học viên

92%

Có việc làm
sau khoá học

6

Chi nhánh

TOP
Messenger Icon