Không phải tự nhiên mà Lập trình trở thành xu thế việc làm ở hiện tại và tương lai. Thành thật mà nói, dù theo đuổi ngành nghề nào thì mức lương và thu nhập tăng thêm vẫn là những yếu tố quan trọng hàng đầu. Dưới đây là các nguồn tăng thu nhập cho dân Lập trình, để bạn dù mới học xong đang tìm việc làm hay vừa học vừa làm cũng có thể “rủng rỉnh”!
1. Các nguồn tìm việc chất lượng nghề Lập trình
A. Công việc IT Support:
Tìm việc qua các trang web tuyển dụng như LinkedIn, Glassdoor, ITviec, các diễn đàn IT, các công ty công nghệ địa phương
B. Freelancing
Upwork, Freelancer, Toptal, Fiverr là các trang web uy tin với nguồn tìm việc không giới hạn
C. Làm Landing Page
Hợp tác với các digital agency hoặc tự quảng cáo dịch vụ qua mạng xã hội
D. Công việc liên quan đến Shopify và các mô hình tương tự
Các trang web tuyển dụng, diễn đàn thương mại điện tử, hợp tác với các cửa hàng online
E. Tự phát triển các ứng dụng và trang web rồi bán nó hoặc kiếm tiền từ quảng cáo, affiliate marketing
F. Dạy Lập trình online hoặc offline
Nguồn tìm việc uy tín: Udemy, Teachable, hoặc các trang web dạy học trực tuyến khác
2. Các kỹ năng, yếu tố cần chuẩn bị để “ăn chắc” khi apply vào các công việc trên
Đầu tiên và quan trọng nhất để tìm được các công việc liên quan tới lập trình là kiến thức về ngôn ngữ lập trình và cách ứng dụng chúng vào các sản phẩm, dự án cụ thể. Bạn cần nắm vững ít nhất một ngôn ngữ lập trình chính (ví dụ: Python, Java, JavaScript, PHP, Ruby, C++, C#, etc.) và có kiến thức về các framework và thư viện phổ biến.
Dự án và portfolio đóng vai trò hết sức quan trọng. Một portfolio “bắt mắt” với các dự án cùng sản phẩm cụ thể sẽ gây ấn tượng mạnh và tăng khả năng cạnh tranh khi tìm việc. Dự án có thể là sản phẩm riêng của bạn trong quá trình học hoặc khi tham gia trong các cộng đồng lập trình (GitHub, Bitbucket, etc.). Rất nhiều học viên của CyberSoft ngay sau khi hoàn thành khóa học đã có ngay portfolio “xịn xò” do được thực hành , làm việc trên dự án và có sản phẩm cụ thể ngay sau khóa học
Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu cá nhân thông qua mạng xã hội, trang web cá nhân, blog, hoặc các nền tảng freelancer sẽ giúp bạn củng cố niềm tin và gia tăng cơ hội nhận được các hợp đồng làm việc uy tín. Kỹ năng quản lý thời gian và giải quyết vấn đề cũng cần được chú trọng để bạn đảm nhận tốt nhiều công việc một lúc, lúc này thu nhập cũng được cải thiện đáng kể
Khi bạn đã hoàn thành các dự án, hãy cố gắng xây dựng mạng lưới và nhận được feedback tích cực từ khách hàng. Feedback tốt sẽ giúp bạn tăng khả năng nhận được các dự án tiếp theo và tạo lòng tin cho khách hàng mới.
Tận dụng cơ hội làm việc từ nguồn dự án và đối tác nước ngoài
Các dự án nước ngoài thường được triển khai trên nền tảng công nghệ tiên tiến, cho phép bạn làm việc với các công nghệ mới và hiện đại, giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng lập trình. Bên cạnh đó, khi tham gia vào các dự án quốc tế, bạn có cơ hội thể hiện khả năng lập trình của mình trên quy mô toàn cầu giúp làm tăng khả năng thu hút nhà tuyển dụng và cung cấp lợi thế khi xin việc trong tương lai.,
Hơn hết, dự án nước ngoài thường mang lại nguồn thu nhập cao hơn so với các dự án trong nước. Làm việc với các team nước ngoài giúp mở rộng mạng lưới kết nối cá nhân, điều này rất hữu ích trong việc tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới hoặc hợp tác lâu dài, từ đó mang lại thu nhập ổn định và bền vững
Chi tiết các bước chuẩn bị khi tham gia vào các dự án nước ngoài:
Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ (CV)
- Nêu rõ thông tin cá nhân: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email.
- Kỹ năng: Liệt kê các kỹ năng lập trình và công nghệ bạn đã học.
- Dự án: Mô tả các dự án cá nhân hoặc dự án học tập bạn đã tham gia, bao gồm công nghệ sử dụng, mục tiêu, vai trò của bạn.
- Học vấn: Đưa ra thông tin về quá trình học, bằng cấp, chứng chỉ nếu có.
- Ngôn ngữ: Nếu bạn có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh hoặc ngôn ngữ khác, hãy nêu rõ.
Bước 2: Tìm Dự Án và Đối Tác
- Đăng ký trên các nền tảng Freelance quốc tế: Upwork, Toptal, Freelancer, và Fiverr.
- Tham gia các nhóm, diễn đàn, mạng xã hội chuyên ngành: LinkedIn, Stack Overflow, GitHub.
- Gửi CV và bắt đầu ứng tuyển: Tìm các dự án phù hợp và gửi đơn ứng tuyển kèm theo CV.
Bước 3: Cách Nhận Dự Án
- Trả lời Mới Nhất: Khi có dự án mới, hãy nhanh chóng trả lời và thể hiện sự quan tâm.
- Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng: Đảm bảo rằng bạn hiểu rõ yêu cầu trước khi đồng ý nhận dự án.
- Thỏa thuận giá cả và thời gian: Thỏa thuận rõ ràng về giá cả, thời gian, và phạm vi công việc.
Bước 4: Thanh Toán
- Sử dụng các dịch vụ thanh toán quốc tế: PayPal, TransferWise, hoặc thông qua nền tảng Freelance.
- Thỏa thuận về cách thanh toán: Có thể là thanh toán theo giai đoạn, hoặc sau khi hoàn thành dự án.
Bước 5: Kinh Nghiệm Cần Có
- Kỹ năng lập trình cơ bản: Cần phải có kiến thức vững về ngôn ngữ lập trình và công nghệ bạn đang làm việc.
- Giao tiếp tiếng Anh: Đây là kỹ năng quan trọng khi làm việc với đối tác nước ngoài.
- Tự quản lý thời gian và tổ chức công việc: Điều này rất quan trọng khi bạn làm việc tự do và phải tự quản lý mình.
- Thái độ chuyên nghiệp: Điều này bao gồm việc tôn trọng thời gian, giữ lời hứa, và duy trì giao tiếp rõ ràng với khách hàng.
Trong bối cảnh thất nghiệp và sa thải tăng cao đối với nhiều ngành nghề thì việc chuyển nghề lập trình hoặc có thêm thêm thu nhập tay trái nhờ vào công việc lập trình đang trở thành xu hướng bởi tiềm năng và nhiều cơ hội hấp dẫn mà ngành nghề này đem lại. Tuy nhiên, nếu muốn tiết kiệm thời gian cũng như thuận lợi trong quá trình tìm kiếm các công việc như ý, bạn cần cân nhắc lựa chọn lộ trình học tập phù hợp, tốt nhất nên tham gia các khóa học có chương trình đào tạo thực tế theo dự án. Như vậy, học xong bạn đã có ngay kinh nghiệm làm việc và dự án để vào portfolio để “show” cho nhà tuyển dụng hoặc đối tác rồi đấy!