Có Nên Học Lập Trình Hướng Đối Tượng (Object-Oriented Programming)? Tăng tư duy và chuẩn bị cho phỏng vấn ?
Trong thế giới công nghệ đầy biến động và cạnh tranh như hiện nay, việc trang bị cho mình những kỹ năng lập trình hướng đối tượng (OOP) mạnh mẽ là chìa khóa quan trọng để nâng cao tư duy giải quyết vấn đề và mở ra cơ hội nghề nghiệp.
Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP) không chỉ là công cụ mạnh mẽ giúp bạn tạo ra những ứng dụng phức tạp một cách linh hoạt và hiệu quả mà còn là yếu tố then chốt giúp bạn phát triển bền vững sự nghiệp lập trình.
Hầu hết các ngôn ngữ lập trình phổ biến đều tuân thủ OOP( Thống kê các ngôn ngữ phổ biến năm 2023 ), hiểu biết và thành thạo OOP không chỉ nâng cao kỹ năng cá nhân mà còn giúp bạn nổi bật trong phỏng vấn.
Bài blog này sẽ khám phá tầm quan trọng của OOP, cách nó mở rộng tư duy lập trình và chuẩn bị cho bạn các cuộc phỏng vấn, từ đó phát triển sự nghiệp của bạn.
Object Oriented Programming – OOP là gì
Lập trình hướng đối tượng (OOP) là một mô hình lập trình dựa trên khái niệm của các đối tượng và dữ liệu. Chúng ta coi mọi thực thể như là một đối tượng trong OOP.
Object (Đối tượng)
Trong OOP, một đối tượng là bất kỳ thực thể nào có các thuộc tính (attributes) và hành vi (behavior).
Ví dụ, nhân vật game Mario là một đối tượng, có thuộc tính và hành vi :
- behavior – jump, shoot, …
- attributes – name, lives, speed, …
Class (Lớp đối tượng)
Class (lớp đối tượng) có thể coi như một khuôn mẫu hoặc bản thiết kế để tạo ra các đối tượng cùng loại. Class định nghĩa các thuộc tính (thông tin dạng dữ liệu) và phương thức (hành vi) mà đối tượng của đó sẽ có
Ví dụ, chúng ta có bản thiết kế xe giúp tạo ra các đối tượng xe với thuộc tính và phương thức
- attributes – color, brand, model
- behavior – drive, brake, turn
4 tính chất của OOP
Ngoài Class và Object, OOP sẽ có 4 tính chất cơ bản: Kế Thừa (Inheritance), Đa Hình (Polymorphism), Đóng Gói (Encapsulation), Trừu Tượng (Abstraction)
Những tính chất này tạo nên cơ sở cho OOP, giúp phát triển phần mềm trở nên linh hoạt, dễ quản lý và mở rộng hơn.
- Tính đóng gói: Dữ liệu và các phương thức tương tác với dữ liệu được gói. Điều này cho phép bạn kiểm soát quyền truy cập vào dữ liệu bên trong mỗi đối tượng.
- Trừu tượng hóa: Khi tạo một đối tượng, người lập trình giảm độ phức tạp bằng cách chỉ hiển thị thông tin thiết yếu và “ẩn” tất cả những thứ khác, bao gồm cả cơ chế thực hiện.
- Tính kế thừa: Một lập trình viên có thể tạo ra một đối tượng mới với tất cả hoặc một số thuộc tính của một đối tượng hiện có.
- Tính đa hình: Điều này cho phép chúng ta sử dụng lớp con và lớp cha một cách chính xác như nhau trong khi vẫn duy trì các thuộc tính độc đáo của mỗi lớp.
Tại sao cần sử dụng OOP ?
Khi bạn tạo một chương trình lớn và phức tạp như một hệ thống website, hệ thống CRM, ứng dụng game… chương trình của bạn sẽ có hàng triệu dòng code hỗn loạn dẫn tới khó khăn trong bảo trì và phát triển ứng dụng
Ưu điểm của lập trình hướng đối tượng
Việc sử dụng Lập trình Hướng Đối tượng (OOP) mang lại nhiều lợi ích cho quá trình phát triển phần mềm, bao gồm:
- Tái sử dụng mã nguồn (Code Reusability)
- Dễ dàng quản lý và bảo trì
- Dễ phát triển và mở rộng (Scalability)
- Thử nghiệm và gỡ lỗi dễ dàng hơn
- Tối ưu hóa cho phát triển phần mềm lớn và phức tạp
Tác động tiêu cực của sự linh hoạt OOP
Kế thừa hoạt động cho mọi thế hệ, không chỉ mối quan hệ cha con trực tiếp của lớp đối tượng. Nếu bạn tạo một lớp con của lớp motorcycle gọi là cruiser, nó sẽ kế thừa mọi thứ của motorcycle. Tính năng này thêm nhiều khả năng tái sử dụng các hàm và thuộc tính chung trong các đối tượng.
Mặc dù điều này thường mang lại lợi ích, nó cũng có thể dẫn đến vấn đề nếu bạn không cẩn thận. Bạn chỉ cần cập nhật một chức năng trên lớp cha có thể sẽ vô tình cập nhật tất cả con.
Ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng phổ biến
- C++: C++ là ngôn ngữ nền tảng để phát triển các ngôn ngữ (C#, .Net, ASP.NET) giúp tạo các ứng dụng được ưa chuộng trong phát triển trò chơi, ứng dụng cho máy tính để bàn và web, đặc biệt là trên nền tảng Microsoft.
- Python: Python dễ học, dễ đọc và đa năng; đây là lựa chọn tuyệt vời cho người mới bắt đầu hoặc những ai không chắc muốn theo đuổi sự nghiệp ngôn ngữ lập trình nào.
- Java: Java nằm trong số những ngôn ngữ hướng đối tượng cũ và phổ biến nhất nhờ vào các tính năng bảo mật mạnh mẽ. Cân nhắc học Java nếu bạn quan tâm đến phát triển back-end.
Xem thêm: Tôi có nên Học Lập Trình ? 100% Đây chính xác là các bước để bắt đầu