NHỮNG RÀO CẢN KHI BẮT ĐẦU TRỞ THÀNH MỘT TESTER CHUYÊN NGHIỆP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển nhanh chóng, nghề tester đã và đang trở thành một lĩnh vực hấp dẫn và đầy tiềm năng. Thế nhưng, đối với những người mới bắt đầu, sẽ gặp rất nhiều khó khăn và thử thách ở giai đoạn đầu. Dưới đây là những khó khăn mà họ phải đối mặt và những giải pháp hữu hiệu được đưa ra để giải quyết những khó khăn và thách thức ấy.
1. Thiếu hiểu biết về quy trình kiểm thử và Phát triển phần mềm
Với người mới bắt đầu bước vào hành trình trở thành một Tester chuyên nghiệp, các bạn sẽ cảm thấy vô cùng choáng ngợp trước rất nhiều quy trình, giai đoạn từ phân tích yêu cầu, thiết kế, phát triển, kiểm thử và triển khai đến bảo trì. Khó khăn đa phần gặp ở những bạn mới bắt đầu.
Để có thể vượt qua khó khăn này, bạn cần phải rèn luyện cho mình một nền tảng kiến thức vững chắc, đọc nhiều tài liệu, tham gia vào các lớp học chuyên sâu để nhận được sự hướng dẫn từ những giảng viên – mentor giàu kinh nghiệm và tham gia thực hành vào các dự án nhỏ để nắm vững từng bước của phát triển phần mềm và vai trò của kiểm thử trong từng giai đoạn.
2. Sử dụng công cụ kiểm thử tự động chưa thành thạo
Ở những bạn khi bắt đầu hành trình trở thành Tester chuyên nghiệp, thì ở giai đoạn đầu thường gặp khó khăn trong việc làm quen các công cụ kiểm thử như: Selenium, JUnit, QTP hoặc LoadRunner, với mỗi công cụ đều có đặc điểm và cách sử dụng riêng, nên khiến cho việc sử dụng thành thạo các công cụ cũng tốn rất nhiều thời gian.
Các bạn mới bắt đầu cần học cách cài đặt cấu hình và sử dụng các công cụ này trong các tình huống kiểm thử thực tế. Nên bắt đầu với các công cụ đơn giản và từ từ nâng cao kỹ năng qua các dự án thực tế để có thể cải thiện, cũng như thành thạo trong việc sử dụng các công cụ.
3. Viết và Thực hiện Test Cases chưa hiệu quả
Để có thể viết các test cases chi tiết, rõ ràng và thực hiện một cách hiệu quả là một kỹ năng cần thời gian để phát triển, rèn luyện. Với những người mới bắt đầu, sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì bạn phải viết sao cho dễ hiểu, dễ thực hiện và bao quát được các tình hình. Tuy nhiên, những bạn khi mới bắt đầu sẽ thường gặp thách thức trong việc xác định các kịch bản kiểm thử đầy đủ và chi tiết.
Để có thể khắc phục, những bạn mới bắt đầu cần tham khảo các mẫu test cases, học hỏi từ những tester đã có kinh nghiệm dày dặn để được hướng dẫn và thực hành viết test cases cho các dự án thực tế hoặc giả lập.
4. Phân tích và Xác định lỗi chưa chính xác
Đối với những bạn mới bắt đầu, để có thể phân tích và xác định lỗi một cách chính xác cần phải mất rất nhiều thời gian vì đây là một kỹ năng khó, đòi hỏi người làm phải phát hiện ra những lỗi nhỏ nhất trong phần mềm, cũng như biết cách tái tạo chúng và nó cũng yêu cầu một người tester phải có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khả năng suy nghĩ logic cao.
Để có thể phát triển, cũng như rèn luyện kỹ năng phân tích và xác định lỗi bạn nên học cách sử dụng thành thạo các công cụ quản lý lỗi như: JIRA, Bugzilla, và thực hành phân tích lỗi trong các dự án nhỏ hoặc bài tập thực hành đó là cách để bạn nâng cao và phát triển kỹ năng này.
Việc hiểu rõ những khó khăn ngay từ đầu sẽ giúp bạn có những chuẩn bị tốt hơn và tìm ra cho mình một kế hoạch học tập tìm kiếm việc làm thật hiệu quả. Tham khảo khóa học chi tiết tại ĐÂY!