“TƯ DUY” THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI
- Bạn cảm thấy công việc hiện tại nhàm chán quá, sáng đến công ty và tối lại về nhà, chuỗi ngày lặp đi lặp lại, không có điều mới mẻ khiến bạn cảm thấy bản thân mình đang ngày khô cằn và héo mòn dần
- Bạn đã từng có ý định chuyển công ty, nhưng vẫn với công việc cũ thì chỉ thay đổi môi trường làm việc, còn công việc vẫn theo guồng máy cũ
- Bạn lại có ý định chuyển việc, chuyển ngành, tìm một công việc mình có thể phát triển hết năng lực của bản thân, việc ngày hôm nay khác việc ngày hôm qua để mỗi ngày trôi qua đều có ý nghĩa của riêng nó
- Bạn lại lo lắng liệu giờ chuyển ngành mình có theo kịp các bạn trẻ không?
- Liệu học xong mình có thể tìm được việc ngành mới không?
- Hiện mình vừa đi làm, vừa đi học liệu có học tốt được không, có đủ thời gian để học không?
Nếu cứ lặp đi lặp lại vòng suy nghĩ luẩn quẩn thì bạn sẽ bị những nỗi lo chi phối
Về khía cạnh y học thì thời gian để con người có thể tập trung vào một vấn đề là 40 phút. Có nghĩa là nếu bạn lo lắng, suy nghĩ về một vấn đề gì đó trong 1 giờ đồng hồ thì có 20 phút sau bạn sẽ quay về với suy nghĩ ban đầu, cứ quẩn quanh như vậy thì có thể bạn không còn hứng thú giải quyết vấn đề đó nữa hoặc thấy khó chịu với bản thân và rồi cũng chây ì ra và không thay đổi
Dù bạn có thay đổi hay không thì thế giới xung quanh bạn vẫn đang ngày một cải tiến, các con “robot Ai” đang dần gia nhập vào cuộc sống, nếu bạn đầu tư tri thức, phát triển trí tuệ thì chính bạn sẽ làm nên và điều khiển các con “robot Ai” này, còn không thì bạn sẽ bị chúng loại dần khỏi “cuộc chơi”
Vậy làm cách nào có thể cải thiện được tình trạng hiện tại bạn đang gặp phải?
Đầu tiên, bạn hãy ghi ra sổ tay tất cả những mục tiêu bạn dự định sẽ thực hiện sắp tới, tính toán cho mình một thời hạn nhất định để hoàn thành các mục tiêu đó. Khi kế hoạch càng cụ thể bạn càng thấy rõ được đích đến của mình.
MECE ( Mutually Exclusive and Collectively Exhaustive) – nguyên tắc cơ bản của suy nghĩ – Không bỏ sót, không trùng lặp – căn bản của căn bản. Khi bạn ghi ra tất cả các mục tiêu sắp tới của mình, bạn sẽ dễ dàng thấy được có mục tiêu nào bao trùm mục tiêu nào hay không, có mục tiêu nào chưa được đề cập đến hay không, từ đó mình sẽ chọn lọc đưa ra bảng mục tiêu tối ưu nhất – không bỏ sót, không trùng lặp. Kế hoạch chưa hoàn hảo cũng không sao, có ý thức thực hiện kế hoạch là được.
Sau khi đã có được kế hoạch cho bản thân thì bạn bắt đầu áp dụng theo vòng tròn PDCA sẽ giúp bạn trưởng thành hơn
Các yếu tố của PDCA được chia thành như sau:
- Plan ( kế hoạch): Kế hoạch như đã đề ra cho bản thân ở trên
- Do ( thực hành): tiến hành công việc dựa theo kế hoạch đề ra
- Check ( đánh giá): xác nhận kết quả có đi theo kế hoạch hay không
- Action (cải thiện): bổ sung cải thiện nếu cần thiết
Cứ lặp đi lặp lại vòng tròn PDCA bạn sẽ ngày càng trưởng thành hơn, càng trải qua nhiều thử thách càng giảm bớt được số lần dao động. Vượt qua thử thách bạn càng thêm tự tin. Những dấu chân bạn đi qua xây dựng cho mình một nền móng vững, nếu có gặp sự cố nền móng ấy cũng không bị lung lay. Với những người chưa từng vấp phải chướng ngại vật nào mà mọi thứ đều suôn sẻ thì khi gặp sự cố họ rất khó để vượt qua được, rất dễ ngã khuỵ
Trong sách của Drucker có viết: “Trong các nguồn tài nguyên mà chúng ta có thể sử dụng, có một nguồn tài nguyên duy nhất trưởng thành và phát triển không ngừng mà chúng ta có thể kỳ vọng là năng lực con người”. Vậy nên bạn cần cho bản thân mình qua càng nhiều “phép thử” thì mới biết được trong môi trường nào, công việc nào là phù hợp nhất cho bản thân mình