1. Blog/
  2. Các hoạt động của Cybersoft

Tutorial Hell: Bạn có đang lạm dụng Tutorial khi học lập trình?

294 Lượt xem

Trong lúc mày mò học lập trình đã bao giờ bạn bị mắc kẹt trong một vòng lặp vô tận của việc xem tutorial dạy lập trình – hiểu và thực hành theo tutorial – nhưng khi gặp một dự án thực tế khác thì bạn lại không biết bắt đầu từ đâu – tìm kiếm các video Tutorial khác chưa? Nếu có thì chắc hẳn bạn đã bị rơi vào cái bẫy “Tutorial Hell”, địa ngục Tutorial nơi mà bạn bị phụ thuộc hoàn toàn vào những video Tutorial, lạm dụng nó liên tục và mãi không thể tiến bộ lên được.

Vậy thì làm thế nào để có thể thoát khỏi “đia ngục” Tutorial và tiến tới “thiên đường” thật sự của một lập trình viên? Bài viết sau đây sẽ là cách để giúp bạn vượt qua quảng thời gian khó khăn này và thăng hoa hơn trong chặng đường học tập và là việc của bạn!?

Tutorial Hell là gì?

Vậy Tutorial Hell là gì? Liệu đây có phải là “Địa ngục trần gian” đối với những người mới học lập trình hay không? Thuật ngữ Tutorial Hell dùng để chỉ trạng thái khi bạn liên tục xem và thực hành theo các video hướng dẫn (Tutorial) một cách trơn tru nhưng khi thực hiện một dự án thì lại liên tục mắc lỗi, không thể tự giải quyết được vấn đề và phải phụ thuộc vào Tutorial. Giống như việc có thể hiểu và nhận biết hết tất cả những miếng ghép nhưng lại không thể dùng nó để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh.

Trạng thái này thường gặp ở những người mới bắt đầu học lập trình, vẫn chưa tự tin để làm những điều mới, không biết phải bắt đầu từ đâu, phải phụ thuộc nhiều vào những hướng dẫn có sẵn và lạm dụng việc này trong một khoảng thời gian dài. Điều này mô hình chung đã khiến cho người học bị mắc kẹt vào một vòng lặp vô tận của việc sao chép theo hướng dẫn, chán nản vì mình mãi không thể làm được gì mới và dễ dàng bỏ cuộc hơn.

Tác hại của việc lạm dụng Tutorial

Việc lạm dụng Tutorial trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến bạn gặp phải một số hệ lụy có thể ảnh hưởng đến tương lai của bạn như:

Làm hổng nền kiến thức căn bản

Việc lạm dụng tutorial khiến người học chỉ biết làm theo một cách rập khuôn mà không thực sự hiểu rõ được các khái niệm cốt lõi, chưa nắm được bản chất của các mã lệnh. Việc không hiểu rõ cách hoạt động của mã dẫn đến những khó khăn trong việc phát hiện được nguyên nhân và có biện pháp để sửa chữa những lỗi phát sinh trong quá trình thực hiện. 

Kìm hãm khả năng tư duy trong việc lập trình

Việc lập trình không phải chỉ là viết lại những mã có sẵn mà còn là bao gồm cả quá trình tư duy và giải quyết vấn đề bằng cách vận dụng các công cụ lập trình để tạo ra giải pháp. Khi bạn quá phụ thuộc vào tutorial mà không tập trung rèn luyện kỹ năng tư duy để tìm ra các giải pháp sáng tạo thì khả năng tư duy sáng tạo và xử lý vấn đề của người học bị hạn chế và kìm hãm.

Mất động lực học tập

Việc lạm dụng tutorial dẫn đến Tutorial Hell sẽ khiến người học kẹt trong một vòng lặp cảm xúc thất vọng khiến động lực học tập của người học bị giảm sút đáng kể. Dù đã hoàn thành được nhiều dự án dựa theo hướng dẫn, nhưng bản thân người học vẫn cảm thấy mình không thực sự tiến bộ khi không thể tự mình hoàn thành một dự án độc lập, cảm thấy mình không đủ giỏi từ đó trở nên lo lắng, thiếu tự tin về khả năng của mình và mất đi động lực học hành.

Lãng phí thời gian

Một trong những hệ lụy lớn của việc lạm dụng tutorial là việc tiêu tốn rất nhiều thời gian mà không đạt được hiệu quả tương xứng. Việc xem Tutorial chỉ cung cấp kiến thức một cách thụ động, nghĩa là người học chỉ đang sao chép và làm theo hướng dẫn mà không thật sự hiểu những gì mình đang làm, điều này dẫn đến việc dù đã bỏ ra rất nhiều công sức nhưng người học thấy mình mãi không tiến bộ, và cảm thấy phí thời gian mình đã bỏ ra những lại không thật sự thu lại được kết quả nào.

Điều gì đã khiến bạn sa vào “Địa ngục Tutorial”?

“Làm được” nhưng không “Hiểu được”

Các Tutorial có sẵn thường được xây dựng dựa trên giả định rằng người học đã nắm và có cho mình mốt số kiến thức căn bản và trực tiếp đi vào phần thực hành mà không giải thích lại các khái niệm và kiến thức cốt lõi. Việc này khiến những người mới bắt đầu, chưa có cho mình một nền tảng vững vàng dễ bị rơi vào trặng thái “học vẹt”, chỉ làm theo y hệt hướng dẫn mà không hiểu được bản chất của vấn đề. Với đa số những người mới bắt đầu học lập trình, khi xem hướng dẫn thường bị mắc lỗi là chỉ viết lại y hệt những gì được dạy mà không tìm hiểu kỹ bản chất và ý nghĩa của từng dòng code, từ đó dẫn đến việc khi thực hiện một dự án mới họ sẽ trở nên lúng túng và không biết phải làm gì đầu tiên.

Bị bao vây bởi quá nhiều video Tutorial

Cùng với sự phát triển của internet thì bạn luôn có thể dễ dàng tìm kiếm vô vàn những video tutorial hướng dẫn ở khắp mọi nền tảng. Việc tìm kiếm các video hướng dẫn quá dễ dàng đã khiến cho mọi người dễ dàng bị phụ thuộc vào việc tìm kiếm sự trợ giúp hơn là tự mình thực hành và tìm ra giải pháp mới. Tâm lý này được duy trì trong một khoảng thời gian dài đã khiến cho người học quen với việc tìm kiếm gợi ý và hướng dẫn trước, nếu không hướng dẫn thì bản thân họ cũng không thể tự mình code và hoàn thành được bất kỳ dự án nào.

Tutorial được giả lập quá hoàn hảo.

các video Tutorial đều được chuẩn bị và lên kịch bản sẵn, những bước thực hiện và thao tác đều được lên kế hoạch rõ ràng và logic theo đúng những gì tác giả muốn nên thường những đoạn code từ tutorial đều là những đoạn code đã hoàn chỉnh và không có bug. Giai đoạn thử, sai và sửa không được thể hiện trên video tạo cho người xem cảm thấy việc code không có gì quá khó khăn và bị bối rối khi bị mắc lỗi khi thực hành khiến họ hoài nghi bản thân và phụ thuộc hơn vào tutorial.

Thiếu định hướng rõ ràng khi học

Nhiều sinh viên và người mới học lập trình không xây dựng được một kế hoạch học tập, một lộ trình cụ thể. Họ không biết phải bắt đầu từ đâu và làm thế nào nên họ dễ dàng bị cuốn vào việc xem tutorial liên tục mà không mục đích rõ ràng như cũng cố kiến thức nền tảng, thực hành thêm nhiều bài tập. Việc không có lộ trình học rõ ràng đã dẫn đến việc họ chỉ chăm chăm vào xem tutorial mà không có định hướng để phát triển thêm về kiến thức và kỹ năng cá nhân.

Cách thoát khỏi Tutorial Hell

Chuyển từ học thụ động sang học chủ động

Thay vì chỉ thụ động chăm chăm làm theo các video hướng dẫn một cách máy móc thì các bạn cần phải chủ động đạt câu hỏi và tìm hiểu từng dùng code mà mình đã viết, cố gắng hiểu xem tại sao mã lệnh lại hoạt động như vậy, khi nào mình cần sử dụng lệnh này, khi nào thì không nên sử dụng. Có thể việc này sẽ mất rất nhiều thời gian và khiến bạn cảm thấy nhàm chán nhưng nếu duy trì trong một khoảng thời gian dài thì điều này sẽ giúp bạn rèn luyện thêm được kỹ năng, xây dựng kiến thức nền tảng vững chắc và tự tin giải quyết được những vấn đề phức tạp hơn.

Ngoài việc chỉ tìm những video tutorial để học hỏi thì bản thân bạn cũng có thể chủ động hơn trong việc học bằng cách từ tìm tòi khám phá những kiến thức mới, những đoạn mã và công nghệ mới từ nhiều nguồn khác nhau chẳng hạn như thông qua tài liệu, sách bào, hoặc các hội nhóm về lập trình để có thể nâng cao kiến thức và tập thực hành nhiều hơn theo cách của riêng bạn. Từ đó chúng ta cũng có thể bắt đầu xây dựng những dự án của cá nhân để có thể rèn luyện lỹ năng và khả năng tư duy xử lý vấn đề.

Chấp nhận thử sai và học từ lỗi

Lập trình là cả một quá trình giải quyết vấn đề, tìm lỗi sai và sửa lỗi, việc mắc phải lỗi trong quá trình thực hiện là chuyện hiển nhiên mà bất kỳ một ai cũng sẽ mắc phải. Nên khi bạn mới học lập trình đừng để những lỗi sai cản bước bạn và làm bạn nhụt chí, vì mỗi lần mắc lỗi là một bài học để chúng ta có thể học hỏi và hoàn thiện bản thân.

Mỗi khi mắc lỗi chúng ta không cần phải ngay lập tức tìm tutorial để chỉnh sửa mà hãy thử tự mình tìm tòi và suy nghĩ để tự giải quyết vấn đề. Điều này sẽ giúp chúng ta giảm phụ thuộc vào tutorial, tăng khả năng tư duy, giải quyết vấn đề và khiến chúng ta có thể ghi nhớ kiến thức lâu hơn để có thể rút kinh nghiệm trong tương lai.

 Lập kế hoạch học tập rõ ràng

Việc xây dựng một lộ trình học tập rõ ràng với các bước và mục tiêu cụ thể thay vì chỉ xem những video tutorial ngẫu nhiên sẽ giúp bạn có cho mình một định hướng rõ ràng, và giúp bạn biết được mình nên tập trung vào phần nào, mình cần học những gì, trong khoảng thời gian nào và được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.

Nếu bạn không thể tự mình xây dựng được một lộ trình hợp lý thì việc đăng ký các khóa học bên ngoài là một lựa chọn không tồi. Thông thường các khóa học bên ngoài đều đã được thiết kế theo một lô trình chi tiết và bài bản, đi từ cơ bản tới nâng cao để bạn có thể nắm vững được kiến thức và học hỏi được nhiều hơn. Các khóa học cũng sẽ có các giảng viên hướng dẫn giàu kinh nghiệm để giúp bạn giải đáp các thắc mắc và đưa ra được các lời khuyên bổ ích.

Kết luận

Học lập trình qua tutorial là một phương pháp hữu ích, nhưng đừng để mình bị lệ thuộc vào nó quá nhiều mà cần phải có sự kết hợp với việc chủ động tìm tòi học hỏi, xây dựng cho minh một lộ trình rõ ràng và phải thực hành nhiều hơn để có thể ứng dụng được kiến thức mình đã học vào thực tiễn để có thể vượt qua được giai đoạn “Tutorial Hell” và trở thành một lập trình viên tự tin và thành công trong tương lai.

Nếu bạn vẫn chưa biết nên bắt đầu từ đâu và cần phải xây dựng kế hoạch học tập thế nào để không mắc vào cái bẫy “Tutorial Hell” thì tại CyberSoft, đang có khóa học lập trình cho người mới bắt đầu, từ mất gốc đến nâng cao, giúp bạn nắm vững kiến thức cốt lõi như tư duy lập trình, lập trình hướng đối tượng, CTDL & Giải thuật với hơn 100+ bài luyện tập thực tế. Được xây dựng bởi đội ngũ giảng viên với 8+ năm kinh nghiệm, khóa học này đã giúp hơn 15K+ học viên không chỉ vượt qua môn học mà còn sẵn sàng trở thành lập trình viên chuyên nghiệp.

Bạn có thể tham khảo thêm về khóa học “FULL STACK Web C# ASP.NET CORE từ zero tới được nhận việc với kỹ năng cao cấp mới nhất” của CyberSofr tại ĐÂY

200+

Đối tác

8500+

Học viên

92%

Có việc làm
sau khoá học

6

Chi nhánh

TOP
Messenger Icon