Người Mới “Dấn Thân” Vào Back-End và Những Điều Nhất Định Phải Biết
Trong tưởng tượng của nhiều người, Back-End là một “thế lực” huyền bí nào đó ẩn mình đằng sau vẻ ngoài hào nhoáng, đẹp đẽ của Front-End. Điều này cũng góp phần làm khơi dậy đam mê khám phá, tìm hòi và thỏa sức làm việc của các Lập trình viên. Vậy để trở thành một Back-End Developer đích thực, cần học những gì?
1. Ngôn Ngữ Lập Trình
Trước hết, không thể phủ nhận rằng ngôn ngữ lập trình Back-End là trái tim của anh em developer. Quan trọng không chỉ là hiểu về lõi của ngôn ngữ, mà còn là hiểu rõ cách ngôn ngữ hoạt động. Anh em cần xây dựng một lộ trình cụ thể để trở thành chuyên gia trong ngôn ngữ mình chọn.
Dưới đây là 3 ngôn ngữ phổ biến cho Back-End:
- Java: Một ngôn ngữ mạnh mẽ thường được sử dụng để xây dựng hệ thống. Sự phổ biến của nó là không thể phủ nhận, là ngôn ngữ không thể thiếu cho anh em developer.
- PHP: Đối với phát triển web, PHP là một ngôn ngữ phổ biến được sử dụng cho nhiều trang web mã nguồn mở miễn phí. Kỹ năng PHP là một yếu tố quan trọng cho anh em backend.
- Python: Với sự phát triển của AI và Machine Learning, Python trở thành một ngôn ngữ backend quan trọng. Nó được sử dụng cho cả ứng dụng đơn giản và phức tạp, với các ứng dụng nổi tiếng như Spotify và Dropbox được viết bằng Python.
Chọn một ngôn ngữ, đặt ra một kế hoạch chi tiết, anh em có thể bắt đầu trên hành trình trở thành chuyên gia của ngôn ngữ backend.
2. FrameWorks
Sau khi đã có kiến thức về ngôn ngữ lập trình, anh em sẽ nhận ra rằng khi xây dựng một hệ thống lớn, chỉ sử dụng ngôn ngữ sẽ trở nên khó khăn. Khi xây dựng một lâu đài, mỗi viên gạch phải được xây dựng một cách tự nhiên. Vậy làm sao để hoàn thành nhanh chóng?
Ở đây, frameworks là chìa khóa, được xây dựng trên cơ sở của một ngôn ngữ Back-End cụ thể. Chúng hỗ trợ từ cơ bản đến nâng cao, giúp anh em xây dựng hệ thống dễ dàng hơn.
Một số frameworks phổ biến bao gồm:
- Ruby on Rails: Nổi bật với nhiều tính năng hữu ích, Ruby on Rails là một framework phát triển ứng dụng web trên nền tảng Ruby.
- Django: Một framework web mở nguồn và mạnh mẽ được xây dựng trên Python, đặc biệt tốt cho việc mở rộng và bảo mật.
- Flask: Base trên Python, Flask được sử dụng để xây dựng web app framework nhanh chóng.
- Express: Framework nhẹ và phổ biến sử dụng Node.js, cho phép phát triển nhanh chóng và dễ dàng.
Tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể, anh em có thể tìm hiểu sâu hơn về các frameworks để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp với mình.
3. Hệ Cơ Sở Dữ Liệu
Không thể tự nhận mình là backend developer nếu không có hiểu biết về hệ cơ sở dữ liệu. Đối với backend, làm việc với cơ sở dữ liệu là thường xuyên.
Hệ thống coi database như trái tim, chứa dữ liệu quý giá nhất cho hệ thống. Để trở thành backend developer, anh em cần nắm vững kiến thức về cơ sở dữ liệu, bao gồm:
- Hiểu về các loại dữ liệu, cấu trúc và cách thức hoạt động của DB.
- Tối ưu hóa tốc độ, phân tích query, tìm hiểu về lý do khiến query chậm.
- So sánh ưu và nhược điểm của các loại cơ sở dữ liệu, sự khác biệt giữa SQL và NoSQL.
- Thiết kế và quản lý cơ sở dữ liệu.
4. Cấu Trúc Dữ Liệu và Thuật Toán
Cấu trúc dữ liệu và thuật toán là thiết yếu đối với Back-End Developer. Anh em cần hiểu sâu về chúng, không chỉ là nhớ tên mà còn là hiểu cách chúng hoạt động và ứng dụng thực tế.
Một số cấu trúc dữ liệu phổ biến bao gồm:
- Mảng (Arrays)
- Danh sách liên kết (Linked Lists)
- Ngăn xếp (Stacks)
- Hàng đợi (Queues)
- Đồ thị (Graphs)
- Bảng băm (Hash Tables)
- Cây tìm kiếm nhị phân (Binary Search Tree)
Hiểu về cấu trúc dữ liệu là hiểu về cách chúng hoạt động về hiệu suất và độ phức tạp. Sau khi nắm vững cấu trúc dữ liệu, anh em cần hiểu về các thuật toán cơ bản như đệ quy, sắp xếp và tìm kiếm.
5. API, REST, GraphQL
Back-End và Front-End giao tiếp thông qua API, đó là một phần quan trọng của việc xây dựng ứng dụng. Đối với Back-End Developer, hiểu về API và REST là bắt buộc.
Bạn cần biết về:
- Các phương thức của REST và cách chúng được sử dụng.
- Thiết kế API hiệu quả.
- Các phương thức giao tiếp với client, như JSON và XML.
6. DevOps và Server
Back-End không thể hoạt động mà không có server. Anh em cần hiểu về loại server, sự khác biệt giữa Windows và Linux, và cách cấu hình máy chủ.
Sau khi nắm vững về server, anh em cần tìm hiểu về Continuous Integration (CI) và Continuous Deployment (CD). Điều này bao gồm cách triển khai tự động và quản lý version, kỹ năng quan trọng cho backend developer.
Ngoài ra, anh em cũng cần hiểu về môi trường development, staging và production, và tại sao chúng quan trọng trong quá trình phát triển ứng dụng.
Những kiến thức này không chỉ giúp các anh em IT thành công trong vai trò Back-End Developer mà còn tạo điều kiện để bạn hiểu rõ hơn về toàn bộ quy trình phát triển ứng dụng.
Nếu chưa có cho mình lộ trình trở thành Back-End Developer đầy đủ, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất, hãy để các giảng viên và mentor kì cựu tại CyberSoft định hướng giúp bạn tại ĐÂY!