Thức Tỉnh Hay Thất Nghiệp?
Có một sự thật gây sốc đó chính là có hơn 60% sinh viên IT năm 3, 4 chưa có cho mình bất kì kinh nghiệm thực tế nào. Điều này có vẻ khó tin nhưng nó chính là sự thật không chỉ mỗi sinh viên IT mà đa số các sinh viên hiện nay điều như vậy. Vấn đề này xuất phát từ lý do đó chính là sự ỷ lại trong tư duy và nhận thức của sinh viên ngày nay. Ỷ lại vào việc chỉ học ở trường thôi đã có đủ kiến thức và kỹ năng để tham gia vào làm việc tại doanh nghiệp. Nhưng lại không biết rằng kiến thức tại trường chỉ là điều kiện cần thôi chứ chưa đủ, muốn đủ thì phải có thêm một yếu tố rất quan trọng đó chính là kinh nghiệm làm việc. Lại một mùa hè nữa trôi qua, bạn có bao giờ cảm thấy bản thân mình đang bị tụt lại phía sau? Năm 3, 4 rồi mà bạn vẫn chưa có bất kỳ dự án nào để điền vào CV của mình, vẫn chưa tự tin mỗi khi nhắc đến từ kinh nghiệm thực tế. Bạn đã sẵn sàng để là một trong số hơn 60% sinh viên IT ra trường nhưng không xin được việc?
Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển nhanh như vũ bão, nếu bạn vẫn còn nghĩ rằng “Ra trường rồi mới tính tiếp”, thì rất tiếc thị trường IT chẳng chờ đợi ai cả. Thị trường việc làm IT hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mẽ điều này kéo theo việc yêu cầu dành cho các ứng viên cũng ngày càng tăng theo. Điều mà nhà tuyển dụng muốn thấy ở một lập trình viên mới ra trường không phải là một tấm bằng sáng chói mà là những dự án, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng giải quyết vấn đề trong môi trường làm việc. Đây mới là những yếu tố khiến bạn nổi bật giữa đám đông. Vậy tại sao sinh viên năm 3,4 không tìm được việc làm?
1. Thiếu Kinh Nghiệm
Bạn có thể xuất sắc trong các bài tập trên giảng đường, nắm vững giải thuật và thành thạo nhiều ngôn ngữ lập trình. Nhưng nếu bạn chưa từng tham gia vào các dự án thực tế, bạn sẽ dễ dàng bị “lép vế” trước những bạn đã bắt đầu từ năm nhất, năm hai. Trong ngành lập trình viên, nhà tuyển dụng không chỉ tìm kiếm những nhân viên có kiến thức hay lý thuyết mà họ còn muốn thấy bạn đã áp dụng chúng như thế nào trong thực tiễn thông qua các dự án. Một sinh viên lập trình thiếu kinh nghiệm thực tế khó có thể cạnh tranh với những ứng viên đã chuẩn bị sẵn sàng từ trước.
2. Không Thực Tập Sớm
Đợi đến năm cuối mới xin thực tập là một sai lầm lớn. Khi đó, không chỉ các vị trí thực tập đã bị “chiếm chỗ”, mà những đối thủ cạnh tranh đã tích lũy kinh nghiệm từ trước. Điều này khiến cơ hội của bạn giảm đi đáng kể và nếu không có mối quan hệ hay người giới thiệu, việc tìm được một vị trí phù hợp sẽ càng trở nên khó khăn hơn. Nhà tuyển dụng thường ưu tiên những ứng viên đã có kinh nghiệm thực tế, thay vì phải đào tạo từ đầu.
3. Không Biết Về Các Công Nghệ Mới
Có một thực trạng là có một bộ phận sinh viên chỉ tập trung vào những kiến thức trong giáo trình mà bỏ qua những công nghệ đang được áp dụng rộng rãi trong ngành. Các công nghệ như Microservices, Docker, DevOps và Cloud đang trở thành tiêu chuẩn trong các doanh nghiệp. Nếu bạn không cập nhật kiến thức về những công nghệ này, bạn sẽ dễ dàng bị tụt lại phía sau so với những ứng viên khác. Nhà tuyển dụng ngày nay tìm kiếm những lập trình viên có khả năng làm việc với các công nghệ hiện đại, và việc hiểu rõ chúng sẽ giúp bạn nổi bật trong mắt họ.
4. Thiếu Dự Án Trong CV
Khi xem xét hồ sơ của bạn nhà tuyển dụng muốn thấy trong đó là những vấn đề mà bạn đã giải quyết được thông qua các dự án mà bạn đã thực hiện chứ không phải chỉ là điểm số và thành tích tại trường lớp. Nếu CV của bạn thiếu những dự án thực tế, dù là nhỏ hay lớn, bạn sẽ khó có thể gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những dự án này không chỉ chứng minh kỹ năng của bạn mà còn thể hiện khả năng làm việc trong môi trường thực tế, điều mà mọi lập trình viên đều cần có.
5. Mất Cạnh Tranh Vì AI
Đừng nghĩ rằng trí tuệ tạo là do con người tạo ra nên sinh viên IT không phải lo lắng về việc thất nghiệp. Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở thành một yếu tố quyết định trong ngành công nghệ, nó có thể “tước đoạt” đi nhiều công việc mà trước đây chỉ có lập trình viên mới đảm nhiệm. Những công việc lặp đi lặp lại hoặc yêu cầu kỹ năng cơ bản có nguy cơ bị tự động hóa, khiến cho cạnh tranh trong ngành trở nên khốc liệt hơn. Để nổi bật trong môi trường đầy cạnh này, thứ bạn cần không chỉ đơn giản là sở hữu kỹ năng lập trình mà còn phải có hiểu biết về AI, phải học cách kết hợp nó vào công việc và mày mò học hỏi thêm những kỹ năng mà máy móc không thể thay thế được.
Nếu bạn thực sự nghiêm túc với sự nghiệp lập trình của mình, đừng chờ đợi đến khi quá muộn. Những dự án thực tế tại CyberSoft sẽ không chỉ giúp bạn nâng cao kỹ năng mà còn tạo ra điểm nhấn trong hồ sơ xin việc của bạn. Đừng để mình bị tụt lại phía sau khi cơ hội vẫn đang mở ra ngay trước mắt. Hãy khám phá thêm về các dự án lập trình mà bạn có thể tham gia tại CyberSoft để nâng cao kinh nghiệm và mở ra cánh cửa cho tương lai.